1
Bạn cần NOC hỗ trợ gì không ạ?
Chat Zalo

Mách bạn cách nhận biết rắn hổ hành chi tiết nhất

Mách bạn cách nhận biết rắn hổ hành chi tiết nhất - 5.0 out of 5 based on 7 votes

User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 

Cách nhận biết rắn hổ hànhRắn hổ hành là một trong những món ăn được coi là đặc sản của miền Tây. Nhưng không phải ai cũng phân biệt được loài rắn này với những loài rắn có độc khác, lỡ ăn nhầm thì sẽ rất nguy hiểm . Vậy, làm sao để nhận biết loài rắn này ? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Đặc trưng cơ bản của rắn hổ hành

Đây là một loài rắn khá phổ biến ở khu vực miền Tây Nam Bộ và rất dễ để nhận biết. Đặc điểm nổi bật nhất là rắn hổ hành có các vảy ngũ sắc. Những chiếc vảy này sẽ phát ra màu sắc rất sặc sỡ dưới ánh nắng mặt trời. Phần lưng của rắn mống thường có màu nâu đỏ hay ánh đen, phần bụng có màu xám trắng.

Cũng giống như những loài bò sát có tập tính đào hang, cơ thể của rắn hổ hành khá tròn, đầu hơi nhọn và có các vảy lớn hơn phần thân, đuôi ngắn.

Kích thước của rắn trưởng thành trung bình khoảng 80 – 100cm, cá biệt có những con dài đến 1.3m. Sau khoảng 10 tháng phát triển thì rắn có thể đạt tới trọng lượng 1.2kg.

Thêm một điểm đặc biệt của rắn hổ hành là răng của chúng không cố định mà được gắn với sợi cơ linh động có thể gập lên xuống được. Thông thường, các răng sẽ gập về phía sau giúp giữ chặt con mồi để chúng không có cơ hội thoát ra ngoài. Cấu tạo đặc biệt này giúp chúng có thể nuốt những con mồi cứng như chim, thằn lằn, ếch, nhái một cách dễ dàng.

Đặc trưng cơ bản của rắn hổ hành

Giải đáp: Rắn hổ hành có độc không?

Giải đáp: Rắn hổ hành có độc không?

Rắn hổ hành có tên khoa học là Xenopeltis unicolor – một loài thuộc họ rắn nước (Colubridae). Chúng còn được biết đến với tên gọi khác là rắn Mống. Ở nước ta, rắn chủ yếu phân bố ở các tỉnh vùng Tây Nam Bộ và đây là một trong những loài được nuôi trong nhiều trang trại.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, rắn hổ hành không hề có nọc độc. Loài rắn này tấn công và giết chết con mồi bằng cách quấn rồi siết chặt cơ giống như trăn. Đặc biệt, rắn mống có khả năng kháng lại nọc của một số loài rắn độc như cạp nia nam, cạp nia bắc và nhất là rắn hổ mang.

Anh Lê Văn Út, ở ấp 3, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, là người chuyên nghề cắm câu rắn hổ hành nhiều năm cho biết, rắn hổ hành không có nọc độc và là động vật chuyên đào bới, sống chui rúc trong lùm bụi dưới lớp lá cây rụng, khe và hang đất. Khác với các loài rắn khác, rắn hổ hành thường đi tìm mồi vào lúc chạng vạng tối. Các loại ếch nhái, rắn mối sống cắt khoanh tẩm tỏi hành là món mồi rắn hổ hành háu ăn nhất.

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh corona

Giá rắn hổ hành có đắt không?

Các nhà hàng, quán ăn đặt mua rắn hổ hành loại từ 700 gram/con trở lên có giá 650.000-700.000 đồng/kg, rắn loại dưới 700 gram/con trở xuống có giá 450.000-5300.000 đồng/kg, nhờ vậy mà anh có được nguồn thu nhập ổn định.

Trên đây là những thông tin về vấn đề rắn hổ hành có độc không, cách nhận biết và kỹ thuật nuôi loài rắn này. Hy vọng, qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin bổ ích về thế giới động vật.

Quý khách có nhu cầu mua rắn hổ hành tại TP HCM vui lòng liên hệ : 0988.999.525