1
Bạn cần NOC hỗ trợ gì không ạ?
Chat Zalo

Tìm hiểu lịch sử CLB Chelea

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 

Câu lạc bộ bóng đá Chelsea là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp có trụ sở tại Fulham, thủ đô Luân Đôn nước Anh. Chelsea được thành lập năm 1905, sân nhà của đội bóng là sân Stamford Bridge. Cùng tìm hiểu lịch sử của câu lạc bộ này nhé.

Thời kỳ những năm đầu tiên

Năm 1904, một doanh nhân yêu bóng đá có tên là Gus Mears mua lại sân vận động thể thao Stamford Bridge với mục đích phục vụ thi đấu bóng đá. Do đã có một đội bóng mang tên là Fulham, thế nên cái tên Chelsea đã được Gus Mears chọn làm tên của đội bóng.

Câu lạc bộ Chelsea được thành lập ngày 10 tháng 3 năm 1905 tại Fulham, thủ đô Luân Đôn nước Anh. Chelsea ban đầu muốn tham dự Southern League nhưng bị Fulham và Tottenham Hotspur phản đối, vậy nên đội bóng này đành phải gia nhập Football League.Chelsea những năm đầu Ngày 2 tháng 9 năm 1905, Chelsea có trận đầu tiên là trận làm khách tới sân Stockport County, tuy nhiên lại để thua 1 – 0. Trận đấu đầu tiên Chelsea được thi đấu trên sân nhà là cuộc đối đầu với Liverpool trong một trận đấu giao hữu, đội bóng thành Luân Đôn giành chiến thắng với tỷ số 4 – 0. Chelsea có bàn thắng đầu tiên trong một giải đấu chính thức là pha ghi bàn trong trận thắng 1 – 0 trước Blackpool.

Chelsea lên thi đấu ở First Division ngay trong mùa giải thứ hai mà họ tham dự. Những năm sau đó, đội bóng thành Luân Đôn liên tục lên và xuống hạng thường xuyên giữa First và Second Divisions. Năm 1915, Chelsea lọt vào tới trận chung kết Cup FA, tuy nhiên họ để thua Sheffield United và đành ngậm ngùi nhận danh hiệu á quân. Năm 1920, Chelsea xếp ở vị trí thứ 3 tại First Division, đây là thành tích tốt nhất của câu lạc bộ tại thời điểm đó.

Mặc dù thi đấu chưa thành công do gặp muôn trùng khó khăn bủa vây, Chelsea vẫn là đội bóng có lượng cổ động viên lớn nhất nước Anh. Lối chơi ban bật, tấn công đẹp mắt của đội bóng thành Luân Đôn khiến người hâm mộ càng thêm tin yêu đội bóng. Ngoài ra, Chelsea cũng sở hữu nhiều cầu thủ ngôi sao như tiền đạo Bob Whittingham và tiền vệ Ben Warren. Đội chủ sân Stamford Bridge có lượng khán giả trung bình tới sân cao nhất nước Anh trong nhiều năm.

Năm 1906, Chelsea thiết lập kỷ lục tại Luân Đôn với 67 000 khán giả có mặt trên sân trong trận đấu với câu lạc bộ Manchester United. Ngoài ra, có tới 55000 khán giả tới sân trong trận derby Luân Đôn tại trận đấu với Arsenal, phá kỷ lục First Division. Những kỉ lục về khán giả của Chelsea vẫn chưa dừng lại ở đó, Ngày 13 tháng 4 năm 1911, có tới 77 952 cổ động viên có mặt tại sân Stamford Bridge để theo dõi cuộc đấu đầu giữa Chelsea và Swindon tại vòng 4 Cúp FA. Năm 1914, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, First Division tạm hoãn thi đấu cho tới khi trở lại vào năm 1918.

Chelsea giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918 – 1938 )

Mùa giải 1919 – 1920 là một mùa giải khá thành công với câu lạc bộ Chelsea. Ở mùa bóng năm đấy, Chelsea kết thúc với vị trí thứ 3, đây là thành tích tốt nhất của một đội bóng tại thủ đô Luân Đôn. Tiền đạo Jack Cock để lại nhiều ấn tượng với người hâm mộ khi ghi được 24 bàn thắng trong một mùa giải, đây là một con số quá ấn tượng với một tân binh. Cũng tại mùa giải đó, đội chủ sân Stamford Bridge vào tới trận bán kết Cúp FA trước khi để thua Aston Villa, đội sau đó đã lên ngôi vô địch.

Mùa giải 1923 – 1924, Chelsea thi đấu không thực sự tốt và bị xuống hạng. Những mùa bóng tiếp theo, Chelsea ngày càng khủng hoảng khi không thể lên hạng. Cuối cùng, khi đã sở hữu những ngôi sao nổi tiếng thời bấy giờ như Willie Ferguson, Tommy Law và Andy Wilson, Chelsea cũng lên chơi tại First Division. Và Chelsea cũng trụ lại tại giải đấu cao nhất nước Anh suốt 32 năm tiếp theo.

Sau nhiều năm quay trở lại First Division, năm 1930, câu lạc bộ Chelsea chi tận 25000 bảng Anh để chiêu mộ ba cầu thủ tê tuổi người Scotland là Hughie Gallacher, Alex Jackson và Alec Cheyne. Trong đó, Hughie Gallacher là một trong những tài năng sáng giá, được biết đến với khả năng săn bàn, chớp thời cơ cực tốt. Anh cũng chính là đội trưởng câu lạc bộ Newcastle góp công lớn giúp đội bóng này vô địch mùa giải 1926 – 1927. Đáng chú ý, Hughie Gallacher và Jackson đều là thành viên của Wembley Wizards, năm 1928, đội tuyển Scotland đánh bại chủ nhà Anh với tỷ số 5 – 1 ngay trên chính sân Wembley.

Dù để lại một số ấn tượng như chiến thắng 6 – 2 trước Manchester và chiến thắng 5 – 0 trước câu lạc bộ Sunderland, thế nhưng bộ ba người Scotland vẫn chưa đáp ứng đúng với những chỉ tiêu mà câu lạc bộ Chelsea mong muốn. Là là tay săn bàn hàng đầu của đội bóng thành Luân Đôn  với 81 bàn thắng trong cả 4 mùa thế nhưng Gallacher lại liên tiếp dính tới những rắc rối ngoài sân cỏ, ông bị treo giò dài hạn vì vô kỷ luật, chửi trọng tài. Những Jackson và Cheyne phải cạnh tranh cho vị trí đá chính ở Chelsea  và không thể tìm lại “ánh hào quang” năm xưa. Bộ ba người Scotland thi đấu chưa tới 300 trận trong quãng thời gian gắn bó câu lạc bộ Chelsea. Năm 1936, cả Hughie Gallacher, Alex Jackson và Alec Cheyne đều rời Chelsea với những mất mát đáng kể về mặt tài chính cho câu lạc bộ.

Suốt một thập kỷ sau đó, Chelsea thi đấu rất thất vọng. Đội bóng thành Luân Đôn khiến người hâm mộ buồn phiền vì phong độ phập phù, kết quả thi đấu không xứng đáng với một tên tuổi lớn. Số tiền mà ban lãnh đạo chi là để mua cầu thủ rõ ràng là không hợp lý. Chelsea đã quá tồn quá lãng phí tiền bạc ở hàng tấn công mà lại bỏ dở đi hàng phòng ngự.

Năm 1932, FA Cup là danh hiệu gần nhất mà Chelsea có thể chạm tới. Đội chủ sân Stamford Bridge có những chiến thắng ấn tượng trước Liverpool và Sheffield Wednesday khiến người hâm mộ vỡ òa trước khi thất bại trước câu lạc bộ Newcastle United ở bán kết. Ở trận đấu đó, Tommy Lang đưa câu lạc bộ Newcastle vươn lên dẫn trước 2–0. Sau đó, Gallacher ghi được bàn thắng rút ngắn tỷ số xuống còn 2 – 1 cho Chelsea. Những phút sau đó, Chelsea tổ sức tấn công, tạo nhiều sức ép vây hãm khung thành đối phương và tạo ra vô vàn nguy hiểm. Dẫu vậy, The Blues vẫn không thể xuyên thủng được mảnh lưới đối phương và đành ngậm ngùi nhận thất bại với tỷ số 2 – 1.

Năm 1933, Chelsea bổ nhiệm huấn luyện viên mới, đó là huấn luyện viên Leslie Knighton. Trong một thập niên đó đội bóng thành Luân Đôn đã mang về những cầu thủ chất lượng như Tommy Law, Sam Weaver, Syd Bishop, Harry Burgess, Dick Spence và Joe Bambrick, tất cả các cầu thủ này đều có đẳng cấp cao. Đáng chú ý, hai cầu thủ ngôi. Dẫu vậy, Chelsea cũng chỉ kết thúc mùa giải với vị trí thứ 8 tại giải vô địch quốc gia.

Chelsea vẫn là đội bóng nằm trong những câu lạc bộ có nhiều cổ động viên nhất. Ngày 12 tháng 10 năm 1935, sân Stamford Bridge phá kỉ lục Luân Đôn khi có tới 82 905 khán giả đến theo dõi trận đấu giữa Chelsea và Arsenal. Hiện tại, đây vẫn là kỷ lục “vô tiền khoáng hậu” của câu lạc bộ, và cũng cao thứ hai trong lịch sử bóng đá Anh. Trong trận đấu ra mắt Gallacher và Jackson, có tới hơn 50 000 khá giả tới theo dõi và cổ vũ các cầu thủ con cưng thi đấu. Sau khi không thể đưa đội bóng tới thành công, huấn luyện viên Knighton ra đi vào năm 1939. Huấn luyện viên người Scotland, ông Billy Birrell là người được ban lãnh đạo Chelsea thay thế.

Năm 1937, câu lạc bộ bóng đá Chelsea tham gia tranh tài tại “Arts et Techniques dans la Vie moderne” diễn ra ở Paris, qua đó trở thành đội bóng nước Anh đầu tiên tham dự một giải đấu quốc tế. Đội bóng thành Luân Đôn đối đầu với những đội bóng hàng đầu thế giới ở thời điểm đó như Austria Wien, Bologna và Slavia Prague. Tại giải đấu đó, câu lạc bộ Chelsea giành vị trí á quân sau khi thất bại trước nhà vô địch Italia, Bologna trong trận chung kết.

Đội bóng xây dựng hệ thống đào tạo trẻ mới

Năm 1952,  cựu tuyển thủ Anh, Ted Drake trở thành huấn luyện viên trưởng của Chelsea. Từ đây, ông đã tiến hành cuộc “cách mạng” nhằm hiện đại hóa đội bóng, đưa câu lạc bộ dần trở thành đội bóng số một nước Anh. Huấn luyện viên Ted Drake dần cải thiện phương pháp huấn luyện, hiện đại hóa dần hệ thống đào tạo trẻ. Ông tái cơ cấu đội bóng với những cầu thủ thi đấu ở các giải đấu thấp hơn. Mùa bóng 1954 – 1955, huấn luyện viên Ted Drake giúp Chelsea đạt được danh hiệu lớn đầu tiên trong lịch sử, đấy là chức vô địch quốc gia.

Những năm sau đó, Chelsea khá sa sút khi chỉ kết thúc ở vị trí giữa bảng xếp hạng. Sau đó, Tommy Docherty lên làm huấn luyện viên trưởng câu lạc bộ kiêm cầu thủ. Tommy xây dựng đội bóng mới xung quanh một nhóm các cầu thủ trẻ tài năng đang dần trưởng thành từ hệ thống đào tạo trẻ của câu lạc bộ. Nhờ những sự thay đổi hợp lý này, Chelsea dần trở nên mạnh hơn. Ở những năm 60 của thế kỷ XX, câu lạc bộ Chelsea luôn nằm trong tốp đầu nước Anh, luôn thuộc nhóm tranh chấp danh các danh hiệu. Dẫu vậy, vận may vẫn cứ ngoảnh mặt với đội bóng thành Luân Đôn.Sân chủ nhà clb chelseaMùa giải 1964 – 1965, đội bóng thành Luân Đôn có cơ hội cú ăn ba khi rất gần với cúp FA, League Cup và chiếc cúp vô địch quốc gia. Tuy nhiên, đến những vòng đấu cuối cùng, câu lạc bộ Chelsea chỉ giành được League Cup, hai đấu trường còn lại họ kết thúc với những tiếc nuối. Ở các mùa giải sau đó, The Blues để thua cả 3 trận bán kết các giải đấu lớn và chỉ một lần giành á quân FA Cup. Với những kết quả không khả quan, huấn luyện viên Docherty buộc phải rời đội bóng, thay thế ông là huấn luyện viên Dave Sexton.

Dưới thời “thuyền trưởng” Dave Sexton, năm 1970, đội chủ sân Stamford Bridge giành chức vô địch FA Cup sau khi “hạ gục” câu lạc bộ Leeds United trong trận chung kết với tỷ số 2 – 1. Cũng tại mùa giải đó, câu lạc bộ Chelsea đạt danh hiệu châu Âu lần đầu tiên là UEFA Cup Winners’ Cup.

Những năm 70 của thế kỷ XX là một thời kỳ hỗn loạn của câu lạc bộ Chelsea. Tham vọng nâng cấp, mở rộng sân Stamford Bridge đã ảnh hưởng lớn đến ngân sách của đội bóng. Thậm chí, The Blues ngày càng rời vào sa sút nghiêm trọng. Các ngôi sao lớn bị bán đi trong khi câu lạc bộ xuống hạng. Ngoài ra, một vấn đề khác khiến ban lãnh đạo Chelsea đau đầu đấy là các nhóm hooligan khét tiếng trà trộn vào các cổ động viên, làm người hâm mộ đội bóng “náo loạn”.

Năm 1982, Chelsea dần bước qua “bóng tối” khi được ông chủ Ken Bates mua lại dù lúc đó quyền sử dụng sân Stamford Bridge đã bị bán cho các nhà bất động sản, việc đó cũng đồng nghĩa với việc Chelsea sẽ có thể đối mặt với nguy cơ mất sân nhà.

Đội bóng đã dần cải thiện hơn về mặt thành tích. Năm 1983, huấn luyện viên John Neal đã tạo nên một Chelsea ấn tượng với mức kinh phí hạn hẹp. Trước đó, đội bóng thành Luân Đôn còn phải đối mặt với nguy cơ phải xuống thi đấu ở Third Division  lần đầu tiên trong lịch sử. Ở mùa bóng 1983 – 1984, Chelsea giành chức vô địch Second Division khi được thăng hạng, quay trở lại thi đấu giải bóng đá cao nhất nước Anh. Năm 1988, Chelsea xuống hạng tuy nhiên đội bóng này đã quay trở lại sau khi vô địch Second Division ở mùa giải 1988 – 1989.

Cuối cùng, năm 1992. ông chủ Bates đã giành lại quyền sử dụng sân Stamford Bridge cho câu lạc bộ sau một thời gian dài đấu tranh pháp lý. Vào lúc đó, do sụp đổ thị trường, công ty bất động sản sở hữu sân Stamford Bridge chính thức bị phá sản. Và ông Bates đã thỏa thuận thành công với ngân hàng chủ nợ của công ty đấy.

Những năm sau đó, thành tích của The Blues khi thi đấu tại giải Premier League là khá ổn định. Năm 1994, Chelsea vào chung kết Cup FA. Tới năm 1996, ban lãnh đạo Chelsea bổ nhiệm Ruud Gullit làm huấn luyện viên trưởng kiêm cầu thủ của đội bóng, “vận mệnh” của Chelsea chính thức được thay đổi tại đây.

Ông Ruud Gullit mang về cho đội bóng những ngôi sao hàng đầu thế giới. Năm 1997, Chelsea vô địch FA Cup, đội bóng thành Luân Đôn cũng chính thức quay trở lại với vị thế của một trong những đội bóng hàng đầu nước Anh. Sau đó, Gianluca Vialli là người được chọn để dẫn dắt The Blues. Năm 1998, ông đã đưa đội bóng vô địch League Cup, UEFA Cup Winners’ Cup và UEFA Super Cup. Năm 2000, Chelsea vô địch FA Cup và lần đầu tiên được tham dự giải bóng đá hấp dẫn nhất châu Âu – UEFA Champions League. Vialli bị sa thải và thay thế bằng huấn luyện viên Claudio Ranieri. Vị chiến lược gia mới đưa Chelsea tới chung kết Cup FA 2002 và vòng loại UEFA Champions League mùa giải 2002 – 2003.

Thời chủ tịch Roman Abramovich

Tháng sáu năm 2003, tỷ phú người Nga Roman Abramovich mua lại Chelsea từ tay Bates với giá 140 triệu bảng Anh. Kể từ đây, Chelsea bắt đầu sang trang sử mới. Không chỉ là đội bóng mạnh hàng đầu nước Anh, đội bóng thành Luân Đôn dần trở thành ông lớn tại châu Âu. Chỉ trong năm đầu làm chủ tịch Chelsea, tỷ phú Roman Abramovich đã “phá két” chi đậm tổng cộng gần 111 triệu bảng Anh để tái cơ cấu, thiết lập lại đội chủ sân Stamford Bridge. Những tân binh chất lượng cũng được ban lãnh đạo đội bóng đưa về như Adrian Mutu, Hernán Crespo, Claude Makélélé hay Damien Duff.Chủ tịchDưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Claudio Ranieri, Chelsea giành ngôi á quân ngoại hạng Anh và vào tới bán kết UEFA Champions League năm 2004. Dẫu vậy, ông vẫn vị sa thải vì không giành được bất kỳ danh hiệu nào.

Nhiệm kỳ đầu của huấn luyện viên Mourinho (2004 – 2007)

Sang mùa giải sau, tỷ phú Abramovich đã mời được vị chiến lược gia người Bồ Đào Nha, Jose Mourinho về dẫn dắt Chelsea. Với sự góp mặt của “người đặc biệt” trên băng ghế chỉ đạo, Chelsea đã có sự bổ sung lực lượng vô cùng mạnh mẽ sau một mùa giải trắng tay. Huấn luyện viên Mourinho chiêu mộ những cái tên chất lượng như thủ thành Petr Cech, hậu vệ Ricardo Carvalho hay tiền đạo Didier Drogba. Chính những sự thay đổi đó đã giúp Chelsea có thêm nhiều gianh hiệu.

Mùa giải 2004 – 2005, Chelsea đăng quang ngôi vô địch ngoại hạng Anh, lật đổ ách thống trị của Manchester United và Arsenal. Cùng với đó, đội bóng thành Luân Đôn cũng giành số điểm kỷ lục là 95 với  29 chiến thắng, 8 trận hòa, 1 trận thua trong cả mùa giải. Chưa dừng lại ở đó, Chelsea cũng giành Cúp liên đoàn Anh sau khi đánh bại câu lạc bộ Liverpool trong trận chung kết. Tại Champions, đội chủ sân Stamford Bridge thi đấu khá xuất sắc khi lọt vào bán kết trước khi thất thủ trước Liverpool, đội sau đó đã bước lên ngôi vô địch.Huấn luyện viên mourinhoKhởi đầu mùa giải 2005 – 2006, Chelsea giành ngay chiếc siêu Cúp Anh khi vượt qua đội bóng cùng thành phố Arsenal nhờ cú đúp của tiền đạo Didier Drogba. Tại ngoại hạng Anh, Chelsea lần thứ 2 liên tiếp vô địch với thành tích 29 trận thắng, 4 trận hòa và chỉ để thua 5 trận. Ở Cúp Liên đoàn Anh, Chelsea bất ngờ để thất bại trước “tí hon” Charlton Athletic, qua đó trở thành cựu vương. Tại FA Cup, đội bóng thành Luân Đôn tiếp tục trắng tay khi để thua Liverpool. Đối với Champions League, Chelsea để thua Barca, qua đó bị loại. Dẫu vậy, mùa giải 2005 – 2006 cũng được xem là thành công với Chelsea khi đội bóng này giành chức vô địch ngoại hạng Anh lần thứ 3 trong lịch sử.

Hè 2006, Chelsea đã chiêu mộ tiền đạo Andriy Shevchenko với mức phí khoảng 30 triệu bảng. Tuy nhiên, đây có thể xem là bản hợp đồng thất bại khi Shevchenko mờ nhạt, không thể tỏa sáng trước khi bị huấn luyện viên Mourinho đẩy lên băng ghế dự bị. Ở ngoại hạng Anh mùa giải 2006 – 2007, Chelsea không thể bảo vệ thành công chức vô địch khi kết thúc với vị trí á quân, sau câu lạc bộ Manchester United. Dẫu vậy, đội bóng thành Luân Đôn cũng giành cú đúp danh hiệu sau khi vô địch Cúp FA lẫn Cúp liên đoàn Anh. Tại UEFA Champions League, Chelsea lọt vào trận tứ kết trước khi để thua trước Liverpool.

Vì có những xích mích với chủ tịch Abramovich về việc để Andriy Shevchenko dự bị, mùa giải 2007 – 2008 được xem là mùa giải cuối cùng của huấn luyện viên Mourinho trước khi ông ra đi. Ở mùa giải đó, đội chủ sân Stamford Bridge khởi đầu bằng trận thua trước Manchester United tại trận tranh siêu cúp nước Anh. Mở đầu giải ngoại hạng Anh, câu lạc bộ Chelsea khởi đầu rất tốt với 10 điểm sau 4 trận đấu. Dẫu vậy, sang tới vòng 5, đội chủ sân Stamford Bridge bất ngờ bị Aston Villa đánh bại 2 – 0. Ngay sau đó, Chelsea để Blackburn Rovers thủ hòa ngay trên chính sân nhà. Cùng với đó, mối quan hệ bất đồng giữa vị chiến lược gia người Bồ Đào Nha, Mourinho với chủ tịch Abramovich khiến ông chính thức bị sa thải. Ngày 20 tháng 9, huấn luyện viên Avram Grant là người được chọn để thay thế Mourinho.

Tuy nhiên, huấn luyện viên Avram Grant cũng chỉ có thể giúp Chelsea giành ngôi á quân tại giải ngoại hạng Anh cùng với đó là ngôi á quân Cúp liên đoàn. Cay đắng hơn, ở mùa giải năm đó, Chelsea đã lọt vào trận chung kết UEFA Champions League tuy nhiên đội bóng này đã thất bại trước Manchester United. Còn nhớ ở trận đấu đó, hai đội hòa nhau 1 – 1 sau 120 phút thi đấu buộc trận đấu phải bước sang loạt sút luân lưu đầy cân não. Trên chấm phạt đền, Manchester United là đội may mắn hơn, qua đó giành chức vô địch, Chelsea đành chấp nhận ngôi vị á quân. Với 3 lần về nhì liên tiên tiếp trong cùng một mùa giải, chủ tịch Abramovich đã mất kiên nhẫn và ông chính thức sa thải huấn luyện viên Avram Grant.

Thời hậu huấn luyện viên Mourinho

Kết thúc mùa giải 2008 – 2009, Chelsea đã bổ nhiệm huấn luyện viên Luiz Felipe Scolari về dẫn dắt đội bóng. Vị chiến lược gia từng vô địch World Cup 2002 từng giúp Chelsea dẫn đầu bảng xếp hạng ngoại hạng Anh sau 13 vòng đấu trước khi bị rơi xuống vị trí thứ 2 với trận hòa 0 – 0 trước Newcastle United. Những vòng đấu sau đó, Chelsea liên tục để thua trước các đối thủ tranh chấp ngôi vô địch như Arsenal, Manchester United và Liverpool. Chưa dừng lại ở đó, Chelsea còn để thua “tủi hổ” trước Burnley trên sân nhà và phải loại sớm ở Cúp liên đoàn.

Sau trận hòa thất vọng trước Hull City vào đầu tháng 2 năm 2009, Chelsea chính thức rơi xuống vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng, huấn luyện viên Scolari tiếp tục bị tỷ phú Abramovich sa thải. Người được tin tưởng ngồi vào vị trí “thuyền trường” của Chelsea là huấn luyện viên tạm quyền người Hàn Lan Guus Hiddink, người từng đưa đội tuyển Hàn Quốc vào tới bán kết World Cup 2002. Dẫu không thể giúp câu lạc bộ Chelsea đoạt chức vô địch ngoại hạng Anh thế nhưng Guus Hiddink vẫn để lại nhiều ấn tượng với người hâm mộ, đặc biệt là chiến thắng 4 – 1 trước “đại kình địch” Arsenal. Tại UEFA Champions League, câu lạc bộ Chelsea cũng gây ấn tượng mạnh khi lọt vào tới trận bán kết trước khi bị loại bởi Barca. Dẫu vậy, Chelsea hoàn toàn có thể ngẩng cao đầu rời giải đấu khi mà trọng tài đã quá thiên vị Barcelona ở trận lượt về. Danh hiệu duy nhất mà huấn luyện viên Hiddink đem về cho Chelsea đấy là chiếc Cúp FA. Cuối mùa giải, Guus Hiddink chia tay Chelsea khi hết hạn hợp đồng. Huấn luyện viên Carlo Ancelotti được mời về làm huấn luyện viên trưởng đội bóng thành Luân Đôn.

Thời huấn luyện viên Carlo Ancelotti

Khởi đầu mùa bóng 2009 – 2010, Chelsea có danh hiệu đầu tiên sau khi đánh bại câu lạc bộ Manchester United ở trận siêu cúp nước Anh. Đây được coi là mùa giải khá thành công cới huấn luyện viên Carlo khi ông giúp Chelsea giành chức vô địch ngoại hạng Anh lần thứ 4 trong lịch sử. Chức vô địch ngoại hạng Anh mùa giải 2009 – 2010 cũng được xem là chức vô địch kịch tính nhất lịch sử đội bóng. Cho đến vòng đấu thứ 32, Chelsea vẫn xếp sau câu lạc bộ Manchester United 2 điểm. Ở vòng đấu thứ 33, Chelsea đối đầu với Manchester United, đây được xem như trận chung kết quyết định ngôi vô địch của mùa giải. Mặc dù phải thi đấu trên sân Old Trafford trước sức ép của hàng vạn khán giả Manchester United, thế nhưng câu lạc bộ Chelsea vẫn xuất sắc hạ gục đối thủ với tỷ số 2 – 1, qua đó lên ngôi đầu ngoại hạng Anh sau 33 vòng đấu. Và Chelsea giữ vững ngôi đầu bảng của mình cho đến hết vòng 38, qua đó bước lên ngôi vô địch ngoại hạng Anh lần thứ 4 trong lịch sử.Huấn luyện viên Carlo AncelottiNgoài ra, huấn luyện viên Ancelotti còn giúp Chelsea giành chức vô địch FA Cup. Ở Champions League, Chelsea bị loại bởi Inter Milan của huấn luyện viên Mourinho. Mùa giải 2009 – 2010 có thể coi là mùa giải thành công với huấn luyện viên Ancelotti khi ông giành cú đúp danh hiệu cho đội bóng thành Luân Đôn.

Sang mùa giải 2010 – 2011, Chelsea thi đấu không quá ấn tượng so với những gì người hâm mộ kỳ vọng. The Blues khởi đầu mùa giải bằng thất bại 1 – 3 ở trận tranh siêu cúp Anh. Tiếp đến, Chelsea nhanh chóng  bị loại ở cup liên đoàn khi thất bại trước câu lạc bộ Newcastle United. Dù đã kỹ hợp đồng với Fernando Torres và David Luiz, thế nhưng từng đó vẫn chưa đủ để cứu vãn tình thế của Chelsea. Đội bóng thành Luân Đôn tiếp tục dừng bước ở FA Cup khi bị loại bởi Everton. Tại UEFA Champions League, Chelsea chỉ lọt vào tứ kết trước khi bị loại bởi câu lạc bộ Manchester United. Với một mùa giải trắng tay, chủ tịch Abramovich đã mất kiên nhẫn và buộc sa thải huấn luyện viên Ancelotti.

Vô địch UEFA Champions League lần đầu tiên trong lịch sử

Trước thềm mùa bóng 2011 – 2012, Chelsea đã có huấn luyện viên mới thay thế Ancelotti, đó là ông Villas Boas, một người được mệnh danh là Mourinho đệ nhị. Đồng thời, ông cũng vừa giúp Porto đăng quang chức vô địch Europa League ngay ở mùa giải 2010 – 2011. Dẫu vậy, Villas Boas cũng không thể giúp Chelsea khẳng định được vị thế của mình tại ngoại hạng Anh. The Blues liên tục thất bại trước các đội bóng cạnh tranh chức vô địch như Manchester United, Arsenal và Liverpool. Ngoài ra, đội bóng này còn thất bại trước Liverpool qua đó bị loại ở Cup liên đoàn.

Sau trận thua trước West Brom 0 – 1 vào tháng 3 năm  2012, sự kiên nhẫn của chủ tịch Abramovich đã đạt tới giới hạn. Ngay sau đó, Chelsea đã sa thải huấn luyện viên người Bồ Đào Nha và trợ lý Roberto Di Matteo là người được thay thế. Chỉ là “diễn viên đóng thế”, thế nhưng Roberto Di Matteo đã vực đội bóng Chelsea trở lại, thi đấu cực kỳ thăng hoa. Tại UEFA Champions League, từ việc để thua Napoli với tỷ số 1 – 3 ngay trên sân khách, Chelsea đã “lột xác” ở trận lượt về để đánh bại đội bóng nước Ý với tỷ số 4 – 1. Qua đó, đội bóng thành Luân Đôn tiến vào tứ kết một cách rất thuyết phục.

Đối thủ ở tứ kết của Chelsea là câu lạc bộ Benfica, The Blues đã không gặp quá nhiều khó khăn để đánh bại đối thủ qua đó lọt vào tốp 4 đội mạnh nhất châu Âu. Tại bán kết, thầy trò huấn luyện viên Roberto Di Matteo gặp lại đối thủ đầy duyên nợ là đội bóng xứ Catalan – câu lạc bộ Barcelona. Tại trận bán kết lượt đi diễn ra ngay trên sân nhà Stamford Bridge, Chelsea giành chiến thắng tối thiểu 1 – 0 nhờ bàn thắng của Drogba. Tại trận lượt về diễn ra trên sân Nou Camp, dù để Barcelona dẫn tới 2 – 0 nhưng Chelsea vẫn kịp rút ngắn tỷ số xuống còn 2 – 1 trước khi Fernando Torres “kết liễu” đại diện Tây Ban Nha bằng bàn thắng ấn định tỷ số hòa 2 – 2. Qua đó, đội bóng thành Luân Đôn chính thức lọt vào trận chung kết gặp Bayern Munich.

Tại trận chung kết Champions League 2012, Chelsea xuất sắc đánh bại đại diện nước Đức sau loạt sút luân lưu cân não. Đây cũng là danh hiệu vô địch châu Âu lần đầu tiên trong lịch sử Chelsea. Ngoài ra, Chelsea cũng là đội bóng Luân Đôn đầu tiên đoạt chiếc cúp C1. Chưa dừng lại ở đó, Di Matteo còn giúp Chelsea đoạt Cup FA.

Vô địch Europa League lần đầu tiên

Sang mùa giải 2012 – 2013, Chelsea quyết định trao bản hợp đồng chính thức cho  Roberto Di Matteo sau những gì mà ông làm được. Dẫu vậy, vị chiến lược gia này lại không thành công ở mùa giải mới.

Tại trận tranh siêu cúp châu Âu, Chelsea thảm bại 1 – 4 trước Atletico Madrid. Ngay sau đó, đội bóng thành Luân Đôn cũng để thua Manchester City với tỷ số 2 – 3 ở trận tranh siêu cúp Anh. Ở ngoại hạng Anh, sau trận thua 2 – 3 trước Manchester united, The Blues trải qua chuỗi trận bết bát khi không giành chiến thắng 6 trận liên tiếp. Chưa dừng lại ở đó, Chelsea thi đấu thiếu hiệu quả ở UEFA Champions League và trở thành nhà đương kim vô địch đầu tiên bị loại ngay từ vòng bảng. Với thành tích tệ hại như vậy, ban lãnh đạo Chelsea quyết định sa thải huấn luyện viên Roberto Di Matteo. Dẫu vậy, người hâm mộ vẫn mãi nhớ đến cái tên Roberto Di Matteo khi ông là người đầu tiên giúp The Blues bước lên đỉnh vinh quang của Champions League.

Người được chọn thay thế Roberto Di Matteo là huấn luyện viên Benitez. Với biệt danh “vua đấu cúp”, Benitez giúp Chelsea vô địch Europa League sau khi đánh bại đội bóng đến từ Bồ Đào Nha, Benfica trong trận chung kết với tỷ số 2 – 1. Như vậy, Chelsea đã vô địch châu Âu ở 2 mùa giải liên tiếp. The Blues cũng trở thành câu lạc bộ đầu tiên đăng quang Europa League sau khi vô địch UEFA Champions League.

Thời Mourinho nhiệm kỳ 2 (2013 – 2015)

Trước thềm mùa bóng 2013 – 2014, huấn luyện viên Jose Mourinho lần thứ hai trở lại dẫn dắt Chelsea. Sự quay trở lại của “người đặc biệt” giúp Chelsea vào đến bán kết UEFA Champions League và đứng vị trí thứ 3 ngoại hạng Anh, đây là kết quả được xem là hài lòng người hâm mộ cũng như chủ tịch Roman Abramovich. Mùa giải sau đó (2014 – 2015), Mourinho đưa Chelsea lên ngôi vô địch ngoại hạng Anh với 8 điểm nhiều hơn đội xếp sau là Manchester City. Mùa giải 2015 – 2016, Chelsea khởi đầu không tốt khi chỉ giành 5 chiến thắng trong 19 trận đấu. Ngày 17 tháng 12 năm 2015, vị chiến lược gia người Bồ Đào Nha chính thức bị ban lãnh đạo Chelsea sa thải.

Từ 2016 đến nay

Sau khi huấn luyện viên Mourinho ra đi, Guus Hiddink được mời làm huấn luyện viên tạm quyền Chelsea cho đến hết mùa giải 2015 – 2016. Đây là một trong những mùa giải thất vọng nhất của The Blues khi kết thúc ở vị trí thứ 10. Tại Champions League, Chelsea bị loại ở vòng 1/8 bởi Paris Saint-Germain.

Sang mùa giải 2016 – 2017, Antonio Conte chính thức trở thành huấn luyện viên của Chelsea. Ngay ở mùa giải đầu tiên dẫn dắt Chelsea, cựu huấn luyện viên Juventus đã giúp đội bóng thành Luân Đôn đăng quang chức vô địch ngoại hạng Anh. Dẫu vậy, những thành tích không tốt ở mùa giải 2017 – 2018 đã khiến ông bị sa thải. Hiện tại, huấn luyện viên của Chelsea là Sarri.