1
Bạn cần NOC hỗ trợ gì không ạ?
Chat Zalo

Cà phê pha lạnh - “Cold Brew Coffee”

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 

ca-phe-pha-lanh3.jpgCold Brew Coffee được pha bằng cách ngâm bột cà phê trong nước lạnh, thay vì dùng nước nóng đun sôi như cách pha cà phê phin truyền thống. Có khá nhiều giai thoại về sự ra đời của hình thức pha cà phê mới mẻ này, có người cho rằng Cold Brew Coffee có nguồn gốc từ vùng Trung Đông, nơi có nhiệt độ rất nóng nên người ta muốn tạo ra một món uống lạnh.

Cũng có người cho rằng Cold Brew Coffee ra đời từ những thử nghiệm, tìm tòi trong giới chuyên nghiên cứu về cà phê rồi lan truyền khắp thế giới

Để pha Cold Brew Coffee, cần có sự chuẩn bị kỳ công hơn so với việc pha một tách cà phê bình thường vì cần thời gian từ 8 – 20 giờ mới hoàn thành một mẻ cà phê. “Mỗi lần pha chúng tôi phải chuẩn bị từ 2-3kg hạt cà phê, sau khi rang, bột cà phê sẽ được ngâm trong nước lạnh đặt trong một thùng nhựa rồi ủ qua đêm, sau đó cà phê sẽ được lọc lại bằng dụng cụ lọc để cho ra thành phẩm cuối cùng”, barista Đỗ Thị Vân Anh cho biết. “Trong khi cách pha dùng nước nóng làm hòa tan nhiều chất béo và vị chua tự nhiên có sẵn trong cà phê, kiểu pha Cold Brew chỉ hòa tan một số hương vị khiến tách Cold Brew sẽ có vị đậm đặc, ít chua, tạo cảm giác mượt mà, ngọt ngào hơn trong miệng”.

ca-phe-pha-lanh5.jpg

Những bước cơ bản để tạo ra một mẻ cà phê pha lạnh Cold Brew

Cũng có khá nhiều người nhầm lẫn khái niệm cà phê pha lạnh (Cold Brew Coffee) và cà phê đá (Iced Coffee – cà phê pha bằng nước nóng truyền thống và để đá vào dùng). Cold Brew vẫn có thể dùng kèm với nước đá, sữa hoặc thêm soda tùy ý thích của người thưởng thức. Ngoài cách pha khác biệt, thời gian lưu trữ Cold Brew có thể lên đến 2 tuần trong tủ lạnh 4 độ C, trong khi tách cà phê bình thường pha xong phải dùng nóng vì sau khi nguội chất lượng cà phê sẽ không ngon nữa.

ca-phe-pha-lanh6.jpg

Ba loại cà phê Cold Brew được phục vụ ở quán (từ trái sang): Fizzy Cold (Cold Brew kết hợp soda), Cold Brew nguyên chất (giữa) và Cold Brew Milk

“Chúng tôi đưa Cold Brew vào thực đơn cách đây 4 tháng và đến nay đã được khách hàng ủng hộ rất nhiệt tình. Khách nước ngoài thích uống Fizzy Cold, còn khách Việt Nam thì ưa chuộng Cold Brew sữa hơn. Mỗi tuần chúng tôi chuẩn bị khoảng 3 mẻ Cold Brew, mỗi mẻ cho ra khoảng từ 2.5 – 3 lít cà phê”, anh Trần Bảo Quỳnh, quản lý của quán cho biết.

ca-phe-pha-lanh7.jpg

Bên cạnh Cold Brew, quán còn có Cold Drip Coffee, cũng là một hình thức pha cà phê bằng nước lạnh: “Thay vì ủ cà phê qua đêm bằng nước lạnh, Cold Drip sử dụng trực tiếp nước đá nhỏ giọt rất chậm vào bình chứa cà phê và cũng tạo ra một ly cà phê có vị thanh, ít chua hơn trong vòng 5 – 8 giờ”, Vân Anh cho biết thêm.

Mục sở thị “phòng thí nghiệm cà phê”

“Biết thêm nhiều kiến thức về thế giới cà phê” là tâm sự của nhiều bạn trẻ đã từng “check in” tại quán cà phê này. Không chỉ đem đến một trải nghiệm mới về cách thưởng thức cà phê, khách hàng đến quán cà phê xinh xắn này còn có cơ hội “tận mục sở thị” qui trình làm việc của từng barista cũng như biết thêm về những cách thức pha cà phê khác nhau trên thế giới. Hàng loạt những chai lọ thủy tinh đủ kích cỡ bày biện ở khu vực trung tâm nơi các barista pha chế khiến khách hàng có cảm giác như họ đang lạc vào một “phòng thí nghiệm cà phê”.

ca-phe-pha-lanh8.jpg

Pour over là cách pha dùng nước nóng để rót lên nền cà phê gồm 5 dụng cụ khác nhau ở bộ lọc. Mỗi dụng cụ sẽ tạo ra dòng chảy khác nhau và hình dạng, chất liệu bộ lọckhác nhau cũng tạo ra những khác biệt về hương vị. Trong ảnh là 3 dụng cụ pha bằng phương pháp Pour over với bộ lọc bằng giấy tạo ra ly cà phê có vị thanh, chua nhẹ như một loại nước trái cây.

Bộ lọc bằng kim loại (ảnh phải) sẽ cho ra vị cà phê đậm đà, trong khi đó bộ lọc bằng vải (ảnh trái) có kết cấu thưa hơn so với bộ lọc giấy sẽ cho phép chất dầu lọt qua sẽ cho ly cà phê có vị béo nhiều hơn.

Immersion là ngâm bột cà phê trong nước nóng (hoặc lạnh) sau đó cho qua bộ lọc để cho ra thành phẩm cuối cùng. Cách pha này sẽ làm cà phê có vị đậm đặc hơn so với phương pháp pour-over. Trong ảnh là ba dụng cụ để pha cà phê bằng phương pháp Immersion.

Siphon là hình thức pha cà phê hấp dẫn nhất trong phương pháp pha Immersion. Cách pha này hoạt động theo nguyên lý như sau: dùng lửa đốt bình siphon, nhiệt độ và áp suất trong bình thay đổi sẽ đẩy dòng nước theo ống dẫn khí đi lên trên. Khi đến một nhiệt độ thích hợp, barista sẽ đổ cà phê vào và đến một thời điểm phù hợp, barista sẽ khuấy cà phê theo những cách khác nhau để chiết xuất cà phê. Mỗi barista sẽ có một bí quyết riêng để tạo ra hương vị cà phê khác biệt theo cách họ muốn.

“Ngoài các hình thức cà phê hòa tan, cà phê pha máy hay cà phê phin đã khá quen thuộc ở Việt Nam, chúng tôi muốn đem đến cho khách hàng một trải nghiệm uống cà phê mới của thế giới: đó là sự minh bạch rõ ràng về ly cà phê họ đang dùng”, barista Vân Anh chia sẻ. “Tất cả những thông tin về hạt cà phê, nơi trồng, ngày rang, vị cà phê thế nào đều được ghi rõ trên bao cà phê, hoặc khi pha chế cà phê, barista luôn giới thiệu với khách hàng về sự ra đời của các dụng cụ pha chế, về cách pha cà phê, về những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm thế nào để có ly cà phê ngon: thời gian pha, tỷ lệ nước…là những cách chúng tôi cố gắng minh bạch cho khách hàng về nguồn gốc ly cà phê họ đang thưởng thức”.

Toàn bộ những thông tin về hạt cà phê, nơi trồng, ngày rang, vị cà phê… đều được ghi rõ trên bao cà phê của quán để khách hàng biết rõ về nguồn gốc ly cà phê mình đang uống.

ca-phe-pha-lanh9.jpg

Các barista tươi cười và giải thích cặn kẽ về qui trình pha một tách cà phê cho mỗi khách hàng là hình ảnh quen thuộc của quán và cũng là điểm cộng rất lớn trong việc “níu chân” nhiều bạn trẻ đã từng đến đây rồi quay lại lần nữa.

 

Đặt cơm ngay tại http://www.comvanphong24h.com/ hoặc thưởng thức xuất cơm ngon miệng tại http://www.noccoffee.com/ để nhận thêm những dịch vụ tuyệt vời khác.
NOC - Độc quyền cung cấp cá kho Trần Luận tại Hà Nội.

NOC- Not Only Coffee!